Quy trình bảo dưỡng, bảo trì tòa nhà
1. Mục đích.
- Đảm bảo cho tài sản, thiết bị luôn hoạt động tốt, hiệu quả.
2. Phạm vi
- Áp dụng hoạt động của phòng kỹ thuật.
3. Định nghĩa
- Bảo trì là việc kiểm tra việc vận hành của thiết bị xem có tốt không, thực hiện các hoạt động lau sạch, tra dầu mỡ…cho thiết bị.
- Bảo dưỡng là việc tháo dỡ tất cả các thành của thiết bị ra, tiến hành vệ sinh, tra dầu…
4. Nội dung
4.1 Lập danh mục máy móc, thiết bị
- Phòng kỹ thuật lập tất cả các thiết bị máy móc hiện đang sử dụng trong tất cả các bộ phận trong công ty theo mẫu đính kèm.
- Trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm xem xét trực tiếp các loại máy móc thiết bị trong danh mục về chủng loại, số lượng, sau đó trình giám đốc toà nhà phê duyệt.
- Khi phát sinh các loại máy móc, trang thiết bị mới, nhân viên bảo trì tiến hành cập nhật vào danh mục máy móc thiết bị vào cuối tháng và phải trình duyệt lại.
- Đối với các loại máy móc ảnh kỹ thuật phải lập phiếu lý lịch máy cho loại máy móc thiết bị đó theo mẫu đính kèm quy trình này.
4.2 Khảo sát hiện trạng:
Căn cứ những máy móc thiết bị đang sử dụng, và tùy theo tính năng và công năng cuả thiết bị chuyên dùng, Bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành khảo sát các loại máy móc thiết bị nhằm:
- Xác định tần suất cần bảo dưỡng, bảo trì..
- Xác định năng lực bảo trì: bảo trì nội bộ hay phải thuê ngoài.
4.3 Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng:
- Căn cứ danh mục máy móc thiết bị và việc khảo sát trực tiếp tình trạng các loại máy móc thiết bị, Trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì trình giám đốc toà nhà phê duyệt.
- Đối vối các loại máy móc thiết bị phát sinh thì cuối mỗi tháng Trưởng phòng kỹ thuật phải cập nhật kế hoạch bảo trì và trình giám đốc phê duyệt lại.
4.4 Chuẩn bị bảo trì, bảo dưỡng:
- Căn cứ kế hoạch bảo trì, Trưởng phòng kỹ thuật lập đề xuất các loại thiết bị, vật tư sử dụng cho việc bảo trì theo kế hoạch, trình giám đốc duyệt và tiến hành mua hàng theo quy trình mua hàng.
- Đối với các loại bảo trì cần phải thuê dịch vụ bảo trì ngoài thì Trưởng phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm tìm kiếm nhà cung cấp, đánh giá, ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện theo quy trình mua hàng.
4.5 Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng:
- Người thực hiện bảo trì, bảo dưỡng phải liên hệ truớc với bộ phận sử dụng để thông báo thời gian bảo trì, bảo dưỡng và việc ký nghiệm thu biên bản nghiệm thu bảo trì, bảo duỡng và không làm ảnh hưởng tới công việc bộ phận đó.
- Theo kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng được phê duyệt, nhân viên kỹ thuật tiến hành tự bảo trì hoặc mời đơn vị bảo trì thuê ngoài đến bảo trì.
- Những người được phân công phải chuẩn bị vật tư, phụ tùng cần thiết tương ứng với kế hoạch sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng.
- Nhân viên bảo trì phải trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình bảo trì, sau khi bảo trì xong phải lập biên bản nghiệm thu bảo trì, bảo dưỡng.
4.6 Cập nhật hồ sơ:
- Khi sửa chữa bảo trì xong, Tổ trưởng bảo trì chịu trách nhiệm thu thập và quản lý hồ sơ bảo trì bao gồm:
- Cập nhật các thông tin vào phiếu lý lịch máy (nếu có).
- Lưu các biên bản nghiệm thu bảo trì.
5. Phụ lục:
- Danh sách máy móc thiết bị
- Phiếu lý lịch máy
- Kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
- Biên bản nghiệm thu bảo trì, bảo dưỡng
- Danh mục hệ thống cơ điện lạnh
- Danh mục hệ thống nội thất
- Danh mục hệ thống vật liệu
- Danh mục hệ thống thân nhà
- Danh mục hệ thống móng nhà
- Danh mục hệ thống bên ngoài toà nhà